Triết học là môn học có tính trù tượng, khái quát cao vì vậy khi học triết chúng ta cần phải đề ra cho bản thân mục tiêu của việc học môn này để đạt được hiệu quả và năng suất. Mục tiêu của việc học triết là để đáp ứng những nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Trước hết cần đề ra 3 mục tiêu cơ bản gồm:

1.    1. Kỹ năng:


Mục tiêu đầu của việc học triết là để tích lũy kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm.

+ Khả năng tư duy độc lập: học triết học nhầm mục đích để có được một lối tư duy không theo lối mòn, khả năng tự nghiên cứu, học hỏi và đúc kết kinh nghiệm của bản thân.

+ Nâng cao khả nâng sáng tạo: triết học đem lại một thế giới quan rộng lớn, vì vậy học triết để đem lại tư duy sáng tạo về nhận thức, thẩm mỹ,…của con người.

+Kỹ nâng lý luận và phản biện: mục tiêu này là để người học đạt được khả năng giao tiếp, làm việc tập thể một cách hiệu quả. Khả năng nêu lên lí lẽ, lí luận của bản thân trong học tập, công việc và đời sống.

+ Phân tích vấn đề từ thực tiễn một cách logic: mục tiêu học triết học là đem lại cái nhìn thực tiễn mới mẻ, phù hợp, chính xác từ đó có thể phân tích vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra một cách logic.


2.    2.Kiến thức:



Mục tiêu kế tiếp khi đến với triết học là để bổ sung kiến thức.

+ Phát triển trí tuệ, đem lại tri thức: học triết để đem lại nguồn gốc sáng tạo kiến thức, từ triết học ta có thể tiếp thu những kiến thức khoa học khác một cách dễ dàng.

+ Xác định quan điểm triết học đúng đắn: Khi học triết cần phải biết chất lọc những quan điểm triết học đúng đắn để có thể hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động.

+ Vận dụng nguyên lí cơ bản của triết học vào nghiên cứu khoa học: mục tiêu sau khi học triết là có thể vận dụng những nguyên lí kiến thức cơ bản từ các định nghĩa lí luận triết học đưa vào các nghiên cứu khoa học cụ thể.

+ Kiến thức thực tiễn, ngôn ngữ: mục tiêu học triết không chỉ để tiếp thu những kiến thức khoa học mà còn để trao dồi kiến thức thực tiễn xã hội để lý thuyết và thực hành được dung hòa. Đồng thời bổ sung những kiến thức về ngôn ngữ trong tư duy, giao tiếp, nhận thức xã hội.


3.    3.Trách nhiệm:




Học triết còn là vì muốn bản thân rèn luyện tinh thần trách nhiệm.

+ Xác định niềm tin và lí tưởng: xây dựng cho bản thân niềm tin và lý tưởng cách mạng, chính trị, đời sống xã hội đúng đắn thông qua triết học.

+ Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức: học triết còn nhầm mục tiêu rèn luyện tu dưỡng những đức tính, nhân cách đạo đức định hướng con người.

+ Ý thức tự giác, nghiên cứu học tập: học triết đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao từ đó ta có thể rèn luyện tính tự giác tìm tòi, nghiên cứu những triết lí một cách nghiêm túc để việc học đạt hiệu quả.



Cảm ơn mọi người đã theo dõi blog của mình😊😊😊....