1. SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH HỌC
2. CÁC KHỐI XÉT TUYỂN VÀO NGÀNH KTNT TẠI TRƯỜNG HCMUTE:
Ngành KTNT có mã ngành là 7580103D. Hiện nay để thi vào chuyên ngành này, bạn không có quá nhiều lựa chọn về tổ hợp môn thi. Ngành này chủ yếu chỉ xét tuyển ở khối V. Sở dĩ như vậy vì đây là ngành liên quan đến thẩm mỹ nên tất nhiên sẽ bao gồm các tổ hợp thi có môn Vẽ. Cụ thể, các sĩ tử có thể lựa chọn các khối thi có bao gồm môn Vẽ (nhân hệ số 2) sau đây:
- V00: Toán, Lý, Vẽ;
- V01: Toán, Văn, Vẽ;
- V02: Toán, Anh, Vẽ;
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các
môn học chuyên ngành Thiết kế nội thất trong bảng dưới đây.
4. CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN NGÀNH
Kiến thức
· Kiến thức cứng (mang
tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên lý cấu tạo để thiết kế
các công trình kiến trúc, nội thất; hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật
đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định
Có thể được tích lũy trong suốt quá trình học tập tại trường đại học
(trong quá trình học, làm bài tập, đồ án) và quá trình thực tập tại các xưởng,
các công ty kiến trúc và nội thất. Các kiến thức này cần được sinh viên chú ý
ngay từ khi mới bắt đầu bắt tay vào đồ án chuyên ngành đầu tiên.
Kiến thức về kỹ thuật
Sinh viên cần tham khảo các đồ án đã được học, tìm hiểu các công trình thực
tế xem một hồ sơ kỹ thuật được triển khai như thế nào. Hiền nay, hầu hết các đồ
án sinh viên vẫn tự bằng lòng với mức độ triển khai ý tưởng bao gồm các bản vẽ
mặt bằng, mặt cắt ở mực độ đơn giản đến sơ lược. Chính vì vậy khi ra làm thực tế,
hầu hết các kiến trúc sư mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn, gặp nhiều sai
sót hoặc thậm chí không thể triển khai hồ sơ kỹ thuật của một công trình dù là
đơn giản nhất.
Kiến thức về pháp luật
Trong công việc kiến trúc sư, việc hiểu biết
cơ bản về pháp luật, khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Luật
xây dựng và các quy chuẩn xây dựng có ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc mà bạn muốn thiết kế cũng như cách mà
bạn thiết kế. Để
không phải chịu cảnh phải vẽ lại từ đầu bản thiết kế vì quy chuẩn xây dựng thay đổi
thì kiến trúc sư cần
phải luôn cập nhật các kiến thức về pháp lý
·
Kiến thức mềm (mang tính bảo trợ):
vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện nước,…
Trong công việc thực tế, kiến trúc sư năm giữ vai trò khá quan trọng, vừa
chủ trì về kiến trúc và nội thất vừa khớp nối các bộ môn khác (điện, nước, kết
cấu, …) với nhau nên kiến thức mềm luôn đóng vai trò bổ xung, hỗ trợ cho kiến
trúc sư trong nghề nghiệp, giúp kiến trúc sư sáng tạo, và chủ động hơn trong
công việc.
Kiến thức toán học
Công việc của một kiến trúc
sư cần nhiều sự khéo léo, tính nghệ thuật và cần có một kiến thức về
toán học vững chắc. Vì sao kiến trúc sư cần phải có kiến thức toán
học? Một bản thiết kế muốn được triển khai ra thực tế, đưa vào sử
dụng được thì cần phải dựa trên cơ sở đo lường chính xác và các tỷ lệ
thích hợp. Do đó, để theo đuổi công việc kiến trúc sư giỏi, bạn cần
phải có một nền tảng kiến thức tốt về toán học.
Kiến
thức về mỹ thuật
Việc nắm vững các kiến thức về mỹ thuật
là điều kiện tiên quyết để bạn bước vào con đường nghề nghiệp của một kiến trúc sư. Khả năng mỹ thuật
của kiến trúc sư sẽ
được thể hiện qua những bản phác thảo ý tưởng của bạn và để có được một sản
phẩm kiến trúc hoàn
thiện thì nó đòi hỏi có sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố bố cục, màu sắc và
họa tiết. Khả năng mỹ thuật cũng bao gồm việc có một đầu óc sáng tạo và tư duy
trừu tượng tốt vì kiến trúc sư sẽ
hình dung, tưởng tượng ra công trình mà họ sẽ thiết kế ngay cả khi chúng chưa
tồn tại.
Kỹ năng
·
Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin
học chuyên ngành: Autocad, Photoshop, 3D MAX, Revit, Powerpoint,…
Kỹ
năng cứng ở đây là yêu cầu tối thiểu của một kiến trúc sư cần. Hiện nay, 100%
các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng yêu cầu kiến trúc sư khi làm việc phải
thạo các phần mềm như trên. Nên khi còn là sinh viên bạn phải thật cố gắn tìm tồi
học hỏi luyện tập thường xuyên các phần mềm này.
·
Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo, kỹ năng tư duy,
quan sát, sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm, kha năng
quản lý công việc, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp,…
Đặc
biệt, ngành kiến trúc nội thất là một ngành đặc thù chuyên về hoạt động tư vấn,
việc giao dịch, thuyết trình dẫn tới thuyết phục khách hàng, các chủ đầu tư,
các cơ sơ ngành liên quan. Các kỹ năng mềm giúp kiến trúc sư nhanh chóng đáp ứng
được yêu cầu công việc, đảm bảo được khả năng thành công của dự án và khả năng
phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Là
một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp cho các kiến trúc sư có thể nhanh chóng
thành công trong công việc. Một người kiến trúc sư cần giao tiếp tốt để có thể trình bày
ý tưởng, tầm nhìn của mình đồng thời tăng khả năng kết nối với khách hàng, với
chủ đầu tư.
Trong khi làm việc nhóm với các kiến
trúc sư khác hay với phía đơn vị xây dựng, giao tiếp
giúp kiến trúc sư có
thể phối hợp ăn ý, tránh các mâu thuẫn để công việc diễn ra thuận lợi nhất.
Có tầm quan trọng lớn như vậy, cho nên kiến trúc sư ngoài việc nâng cao chuyên môn của
mình cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp sao cho thuần thục nhất.
Kỹ năng lãnh đạo
Làm công việc của một kiến trúc sư, việc bạn phải
quản lý một nhóm thiết kế hoặc phải làm việc với nhiều người khác nhau là việc
không thể tránh khỏi. Những lúc như vậy thì kỹ năng lãnh đạo là thứ không thể
thiếu để dẫn dắt sự phối hợp làm việc giữa các thành viên, xử lý các mâu thuẫn
trong quá trình làm việc, thống nhất ý kiến của tất cả mọi người để hiệu suất
công việc đạt cao nhất. Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo là bạn đang chuẩn bị
hành trang để trở thành một kiến
trúc sư thành công trong tương lai.
Phân tích đa chiều đời sống con người thông qua
không gian sống
Kiến trúc sư là người hiểu chất lượng cuộc sống qua sự phân tích đa
chiều từ ánh sáng, tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, thông gió, kết cấu bề mặt,... Kỹ
năng này này giúp kiến trúc sư sáng tạo các ý tưởng nhằm thỏa mãn các nhu cầu
của người sử dụng
Lời kết
Kiến trúc sư là một công việc khá khó khăn, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác
cao và chắc chắn không phải là công việc phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Nếu
đã đam mê và gắn bó với nghề này, các
kiến trúc sư tương lai hãy chuẩn bị cho mình những kỹ
năng và kiến thức thật vững vàng để có thể thành công trong nghề, biến các
sản phẩm kiến trúc trên giấy của mình thành sản phẩm thực tế được mọi người yêu
thích sử dụng. Chúc bạn thành công.
Video giới thiệu ngành
0 Nhận xét