Tháp nghiêng Pisa là một công trình kiến trúc nghệ thuật cũng là một biểu tượng du lịch của thành phố Tuscany của nước Ý xinh đẹp và được Unesco công nhận là di sản thế giới. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu công trình độc đáo này nha.


1. Tại sao lại chọn công trình kiến trúc này?


- Thời kì đầu đây là một công trình “thất bại”, bị người tạo ra nó phủ nhận. Chính sự “thất bại” ấy được người đời sau công nhận là một tác phẩm nghệ thuật
- Là một công trình mang tính lịch sử gắn liền với khoa học.


2. Loại công trình 

Tháp nghiêng PISA thuộc thể loại công trình nghệ thuật
Tháp nghiêng Pisa (tiếng Ý: Torre pendente di Pisa) là một tòa tháp chuông Tọa lạc tại Piazza dei Miracoli (tạm dịch là: Cánh đồng của những điều kỳ diệu), miền Trung Pisa, phía Tây Bắc nước Ý, tháp nghiêng Pisa là một trong bốn công trình quan trọng của khu phức hợp gồm nhà thờ, nhà nguyện và nghĩa trang được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

3. Lịch sử quá trình hình thành:

Tháp nghiêng Pisa được xây dựng vào thời trung cổ năm 1173 để chứng minh cho thế giới biết sự giàu có, thịnh vượng của thành phố Pisa, nơi đã sản sinh ra những thủy thủ tài ba, những nhà hàng hải lỗi lạc từng chinh phục nhiều vùng đất mới. Tháp được hoàn thành trong khoảng 200 năm. Công trình này đến nay đã tròn 847 tuổi nằm trong khuôn viên của quảng trường Piazza del Miracoli. 

Năm 1178, 3 tầng đầu tiên của tòa tháp được hoàn thành theo bản vẽ và bị nghiêng về hướng bắc. Các thợ xây dựng phát hiện tháp bị nghiêng nhưng họ không thể làm gì để ngăn chặn quá trình đó. Họ bắt đầu làm các trụ cột và mái vòm ở phía bị nghiêng cao hơn để tiếp tục xây lên tầng thứ 4. Tuy nhiên, việc xây dựng bị tạm ngừng gần một thế kỉ do Pisa liên tục có chiến tranh với các thành phố khác.

Năm 1272, quá trình thi công tháp Pisa được khôi phục lại dưới sự chỉ đạo của Giovanni di Simone và có thêm 4 tầng nữa đc xây chồng lên các tầng tháp cũ. Mặc dù các tầng tháp này được cố ý thiết kế với một bên cao hơn bên kia nhằm bù trừ lại cho độ nghiên của tháp. Nhưng các điều chỉnh đó lại làm tình hình thêm xấu đi khi các cột và vòm cao hơn ở hướng ngược lại được thêm vào làm trọng tâm của tháp thay đổi dẫn đến hướng nghiêng của tháp thay đổi dần về hướng nam. Quá trình xây dựng lại một lần nữa bị đình công vào năm 1284 do trận chiến Meloria. Sau đó tầng thứ 7 của tháp nghiêng Pisa được hoàn thành vào năm 1319 và đến năm 1372 một phòng chứa chung được xây thêm cùng với một lối đi được tạo ra gần phần nền tháp khiến độ nghiêng lại tăng lên hơn nữa.

Năm 1964, chính phủ Italy thông báo tìm kiếm ý tưởng từ công chúng để ngăn không cho tòa tháp sụp đổ. Kể từ đó đã có nhiều nổ lực được bàn bạc từ việc dùng nito lỏng cho đến lấy bớt đất ra khỏi chân tháp.

Rất nhiều phương án được đưa ra để cố khắc phụ độ nghiêng của tháp vì việc giữ độ nghiêng hiện thời cũng là một yêu cầu quan trọng, bởi vai trò rõ rệt của yếu tố này trong việc thu hút khách du lịch cho ngành công nghiệp này của Pisa. Trong gần 2 thập kỉ của các kỉ sư, nhà toán học, sử học nhưng tất cả đều vô vọng. Đến tháng 1 năm 1990, tháp đã bị đóng cửa với công chúng và được tiến hành trùng tu. Sau một thập kỷ sửa chữa và ổn định, tháp được mở cửa trở lại cho công chúng vào năm 2001. 

Năm 2008, máy cảm biến không hề đo thêm được bất kì chuyển động nào của tháp và cho đến nay sau nhiều nổ lực của các nhà nghiên cứu tháp nghiêng đã đc dựng thẳng hơn chỉ còn nghiên 3.9 độ và có thể tồn tại trong ít nhất 200 năm nữa. 


4. Lí do tháp nghiêng Pisa lại có thể đứng vững sau nhiều biến cố

Trong lịch sử Italy đã trải qua nhiều lần động đất có sức tàn phá lớn do đặc điểm vị trí trung tâm của quốc gia này nằm ngay trên ranh giới nơi mà kiến tạo địa chất á âu gặp châu phi mặc dù bị nghiêng hơn trên 5 độ và nằm chênh vênh giữa trung tâm thành phố, tòa tháp nghiêng vẫn đứng đó và không suy chuyển chút nào qua ít nhất 4 trận động đất ở Italya từ thế kỉ VIII. Xét tới kiến trúc mong manh của toàn tháp vốn còn không đứng thẳng nỗi hẳn theo lẽ thường thì nó đã bị hư hại nặng hoặc thậm chí là sụp đổ bởi các cơn địa chấn. Tuy nhiên, điều kì diệu là cho tới hôm nay tòa tháp vẫn đứng sừng sững như một biểu tượng của nước Ý. Làm cho các kỉ sư nhà khoa học phải vò đầu suy nghĩ về khả năng chống chọi với các quy luật vật lí của tòa tháp này. Mãi cho tới gần đây các nhà khoa học mới khám phá ra tháp nghiên Pisa có sự bền vững kì lạ này. Hóa ra là phần đất nền làm cho tòa tháp bị nghiên cũng chính là thứ giúp bảo vệ tòa tháp sự rung chuyển của mặt đất. Tòa tháp với tính chất của đá cẩm thạch và đất nền sụt lún là nguyên nhân giúp nó sống sót qua các trận động đất cũng như đứng vũng cho đến hôm nay. Quả là một điều may mắn cho những người yêu mến Tháp nghiên pisa, bởi nó không chỉ đứng vững qua những trận động đất mà cả trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Khi quân Mỹ tràng vào Italy các binh lính được lệnh phá hủy tất cả các công trình có khả năng hỗ trợ cho các tay súng bắn tỉa của quân Đức cảng bước tiến của quân đồng minh nhưng cuối cùng tháp Pisa vẫn sống sót.


5. Nguyên nhân dẫn đến tháp nghiêng Pisa?

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tòa tháp nghiêng Pisa là:
• Thứ nhất: đặc điểm vùng đất Pisa này có địa hình đất mềm chủ yếu được hình thành từ đất sét, bùn và cát.
• Thứ hai: nền móng chính của tòa tháp không đủ chắc chắn để chịu được trọng lực của tháp nghiêng Pisa này.